PGS.TS BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chia sẻ hiện nay, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất được chú trọng. Tuy nhiên vấn đề hấp thu cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ vẫn đối mặt với việc thiếu hụt các dưỡng chất, nhất là những hoạt chất thân dầu như vitamin D3, vitamin K2, vitamin A...
Với tư vấn từ các bác sĩ, nhiều phụ huynh cũng nhận thức được rằng việc bổ sung đủ cho con các chất này là cần thiết và sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện của con. Thế nhưng, đa phần họ vẫn chưa biết nên lựa chọn bổ sung như thế nào để trẻ đảm bảo hấp thu, tối ưu hóa hiệu quả cho con.
Thông tin trên được PGS.TS BS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ tại một hội thảo về công nghệ bào chế, tối ưu hấp thu hoạt chất thân dầu diễn ra gần đây. Bà cho biết thêm: “Biện pháp được quan tâm nhiều nhất để cải thiện sự hấp thu các dưỡng chất cho trẻ, nhất là các hoạt chất tan trong dầu như vitamin D3, vitamin K2... Đó là cải tiến công nghệ bào chế. Việc trao đổi, tiếp cận với các công nghệ bào chế mới từ các nước phát triển trên thế giới với khả năng tăng hấp thu gấp 13 lần sẽ là xu hướng tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em hiện nay”.
Vitamin D3 được biết đến là một trong những loại vitamin tan trong dầu vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt trong việc duy trì hệ xương và răng chắc khỏe. Chất này giúp tăng cường hấp thu canxi ở ruột, giúp hệ xương răng chắc khỏe, từ đó trẻ có vóc dáng cao hơn.
Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin D với trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi là 400IU/ngày, với trẻ từ 1 tuổi trở lên là 600IU/ngày. Thế nhưng để cho trẻ hấp thu loại vitamin này một cách đầy đủ theo khuyến nghị cũng không phải là điều dễ dàng.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây có thể gây hại cho da và mắt của trẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lại rất thấp, sữa mẹ cũng được biết chỉ chứa 50IU/l, vì thế rất khó bổ sung đủ lượng khuyến nghị cho trẻ.
Đồng thời, bản chất của vitamin D3 là loại tan trong dầu, khó tan trong môi trường đường tiêu hóa giàu nước, do đó có khả năng hấp thu thấp, sinh khả dụng đường uống không cao. Áp dụng giải pháp tăng hấp thu từ công nghệ là cần thiết để trẻ có thể hấp thu đấy đủ lượng chất khuyến nghị từ đường uống. Đây là giải pháp cần được các chuyên gia và các phu huynh lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.
Thủy Tiên
Với những người lười biếng, họ còn không muốn gấp quần áo sau khi đã khô. Họ để ở sofa, giường ngủ hay trên bàn làm việc; khi cảm thấy bừa bộn mới bắt đầu cho vào tủ. Do đó, bạn nên tạo thói quen gấp quần áo từ lớn đến nhỏ ngay sau khi đưa vào nhà để không gian không bị chật chội.
Giải pháp tốt nhất cho tình trạng này là phải tìm chỗ để quần áo làm sao có thể chứa hết số lượng mà bạn có. Nếu không thể làm một phòng chứa quần áo riêng hay thêm tủ to, bạn có thể tận dụng gầm giường tạo thành các ngăn kéo để lưu trữ.
Tuy nhiên, một giải pháp quan trọng là phải hạn chế mua sắm, nhất là những quần áo chưa thật sự cần thiết. Trên thực tế, có những gia chủ mua quần áo để giải tỏa stress hoặc đơn giản vì thích trong khi nhu cầu không thật sự cần.
Những món đồ lộn xộn
Trong nhà có rất nhiều món đồ lặt vặt gây lộn xộn, nhiều gia chủ tặc lưỡi cho qua mà không hề nghĩ đến chuyện dọn dẹp.
Chuyên gia McClellan khuyên: "Hãy hạn chế và loại bỏ những thứ gây lộn xộn như báo, giấy rác và các loại hộp".
Dù là những thứ rác nhỏ nhặt cũng có thể làm cho không gian trở nên lộn xộn. Khi bước vào một căn phòng ngập những thứ đồ vứt bừa bộn, gia chủ sẽ bị mất điểm với khách. Thậm chí, ngay chính bạn cũng cảm thấy mệt mỏi khi nhìn góc nào cũng thấy những món đồ đáng lẽ phải cho vào thùng rác.
Dọn dẹp không có nghĩa là bạn vứt bỏ đi sách báo, mà cần phải dùng nó vào mục đích hợp lý như quyên góp cho những người cần. Với những thứ bạn giữ lại, cần phải có chỗ lưu trữ. Sách báo nên được xếp ngay ngắn lên giá sách hoặc đặt vào các ngăn tủ.
Còn với những hộp giấy không còn sử dụng mà vẫn chưa muốn vứt đi, bạn cần bố trí cho chúng một chỗ riêng trong nhà, tránh để khắp các phòng.
Ghế dài hoặc sofa
Nhắc đến việc sofa khiến căn nhà không gọn gàng, nhiều người không tin và cảm thấy ngạc nhiên.
Trên thực tế, nhiều người thích chọn kiểu sofa quá lớn trong khi diện tích phòng quá chật. Sofa chiếm một khoảng không gian đáng kể khiến việc đi lại khó khăn, không có chỗ đặt các món đồ khác nên làm bạn cảm thấy phòng chật chội, bí bách.
Chuyên gia bất động sản người Mỹ McClellan cho rằng, không nên mua nội thất quá to với diện tích phòng, đặc biệt là sofa và tivi.
Trước khi mua bất cứ thứ đồ nội thất nào, cũng nên đo đạc kỹ diện tích phòng. Chọn ghế dài hoặc đồ nội thất đảm bảo có chỗ đi lại, không chiếm quá nhiều diện tích. Nguyên tắc khi chọn là chiều dài ghế không choán hết tường phía sau và mỗi đầu ghế phải có khoảng trống ít nhất 45cm.
Theo Apartment
Liên hệ theo các số điện thoại rao bán, những chủ nhà tại đây cho biết thỉnh thoảng mới có khách điện hỏi giá. Mỗi căn shophouse tại đây được xây 5 tầng rưỡi, diện tích 108m2 và được bán với giá 11,5 tỷ đồng.
Cảnh ế ẩm cũng diễn ra tại khu nhà liền kề mặt đường Cao Xanh (phường Hà Khánh), nơi có vị trí đắc địa, rất thuận tiện cho việc kinh doanh. Tại đây, cỏ mọc từ bên trong nhà ra ngoài cửa sắt. Tổng thể khu nhà liền kề này đã xuống cấp, nhiều vệt ố loang lổ xuất hiện dày từ trên mái nhà xuống dưới tầng 1.
"Khu nhà liền kề này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 10 năm trước, tất cả nhà đã có chủ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hầu như các chủ nhà không ở mà chỉ để cho thuê hoặc bán. Trong thời gian dài không được sử dụng nên xuống cấp. Chính quyền cũng nhiều lần rà soát, đôn đốc chủ đầu tư cải thiện mỹ quan nhưng rất khó vì hiện những chủ đầu tư các dự án này không có ở địa phương", Chủ tịch UBND phường Hà Khánh ông Trần Việt Hùng cho biết.
![]() | ![]() |
Theo khảo sát, một số vị trí đắc địa khác như khu nhà liền kề 5 tầng ngay đầu lối lên cầu Bãi Cháy cũng chỉ có vài căn mặt đường được thuê làm cơ sở kinh doanh. Số còn lại mặc dù đã hạ giá thành từ 40 triệu xuống còn hơn 20/tháng nhưng khách thuê cũng không mặn mà.
Lý giải nguyên nhân trên, chị Lê Thuỳ Biên (Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH MTV N.M Land) cho biết, thời điểm hiện tại thị trường bất động sản của Quảng Ninh đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, nhu cầu khách hàng hiện tại chủ yếu quan tâm vào chung cư, giá thành từ 2 đến 3 tỷ đồng/căn.
"Trước đây thị trường nhà liền kề, shophouse rất sôi động vì vừa có thể ở và kinh doanh hoặc cho thuê. Nhưng hiện tại người dân không có nhu cầu kinh doanh vì sức mua của người dân yếu. Mặt khác, giá thành mỗi căn shophouse hiện tại quá cao, người bán thà để vậy chứ không muốn hạ giá bán nên tình trạng bỏ không diễn ra nhiều nơi là điều dễ hiểu", chị Biên phân tích.
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ninh ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, các dự án nhà liền kề, shophouse đa phần vẫn trong thời gian chủ đầu tư thực hiện dự án. Sở Xây dựng Quảng Ninh đang cùng các ngành, UBND TP.Hạ Long kiểm tra, rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện, đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng công trình để đưa vào sử dụng tránh mất mỹ quan đô thị.
" alt=""/>Loạt shophouse, biệt thự đắc địa ở Quảng Ninh vắng bóng người ở, cỏ dại um tùm